Bộ phận nhạy cảm của phụ nữ vốn là điều khó nói và thường được giữ kín, nhưng trên thế giới đã ghi nhận những kỷ lục về “cô bé” khiến nhiều người phải sững sờ. Trong số đó, gây ấn tượng nhất chính là trường hợp của Anna Swan – người phụ nữ có âm đạo lớn nhất thế giới.
Anna Swan (1846-1888) là người phụ nữ Scotland, cô được lưu danh trong lịch sử là người phụ nữ cao nhất và có “cô bé” rộng nhất, có chu vi lên tới 48,26cm.
Anna Swan - người phụ nữ có "cô bé" lớn nhất thế giới.
Cha mẹ của Anna là những người có chiều cao trung bình nhưng kể từ khi là một đứa trẻ, Anna đã thể hiện sự vượt trội về chiều cao và cô “lớn nhanh như thổi”. Khi Anna 4 tuổi, cô đã cao hơn 1m2, lên 6 tuổi, cô cao tới 1m6 và khi lên 10 tuổi, cô cao gần 1m9. Ở tuổi 15, Anna cao hơn 2m1 và cuối cùng, cô chỉ ngừng lớn khi đã đạt tới chiều cao gần 2m2.
Cùng với sự phát triển về chiều cao, “cô bé” của Anna cũng chịu ảnh hưởng và tăng dần kích thước. Kỷ lục "vùng kín" mà cô Anna từng đạt được lên tới 48,26 cm.
Do có cơ thể bất thường so với bạn bè đồng trang lứa nên cô từng phải trải qua quãng thời gian khá khó khăn. Dù vậy gia đình vẫn rất yêu thương và thường tự thiết kế trang phục để vừa với Anna. Sau này để có tiền chi trả cho những thứ được thiết kế riêng cho cô cũng như thực hiện tiếp mong muốn học tập, Anna đã tham gia vào một đoàn biểu diễn ở Bảo tàng Hoa Kỳ tại New York mới mức lương 1.000 USD và trở thành "ngôi sao" của đoàn.
Anna Swan kết hôn với cựu sĩ quan Martin Van Buren Bates cũng có chiều cao "khủng" như cô.
Sau đó trong những chuyến lưu diễn của mình, Anna đã gặp được người yêu lý tưởng là một cựu sĩ quan tên Martin Van Buren Bates – người được mệnh danh là "người khổng lồ Kentucky" với chiều cao 2,13m.
Cuối năm 1872, họ đã kết hôn và trở thành cặp vợ chồng cao nhất thế giới tại thời điểm đó. Chiếc váy cưới Anna mặc còn do chính Nữ hoàng Victoria tặng cho cô nhờ vào những buổi biểu diễn ấn tượng. Vào ngày 18/6/1879, cô Anna đã hạ sinh đứa con đầu lòng. Đó cũng là một ca sinh đẻ khiến các bác sĩ choáng váng, khi đứa trẻ có cân nặng khủng nhất thế giới 11,79 kg và chiều cao 86,38 cm ngay từ lúc sinh ra.
Tuy nhiên, đứa trẻ đã mất ngay sau đó. Nguyên nhân cụ thể không được tiết lộ nhưng nhiều người cho rằng, chính kích thước âm đạo quá "khủng" của người mẹ là nguyên nhân dẫn đến sự ra đi nhanh chóng của đứa bé.
Năm 1874, vợ chồng Anna đã mua một mảnh đất để xây dựng ngôi nhà "khổng lồ" dành riêng cho họ và sống cuộc sống sung túc nhờ những chuyến lưu diễn. Ngày 5/8/1888, người phụ nữ nổi tiếng với chiều cao "khủng" đã qua đời vì suy tim.
Theo các chuyên gia y học hiện đại, trường hợp của Anna ngày nay không phải hiếm gặp và nó được coi là một chứng bệnh được gọi là “bệnh khổng lồ”.
Bệnh khổng lồ là gì?
Bệnh khổng lồ có biểu hiện đặc trưng chính là sự tăng trưởng quá mức và chiều cao vượt trên mức người bình thường. Đây là một rối loạn hiếm gặp do sự gia tăng nồng độ hormone tăng trưởng thường xảy ra vào một thời điểm nào đó ngay sau khi dậy thì. Nguyên nhân của sự gia tăng này hầu hết là do sự phát triển khối u bất thường trên tuyến yên.
Độ tuổi khởi phát cụ thể của bệnh khổng lồ khác nhau giữa bệnh nhân và giới tính, nhưng độ tuổi phổ biến mà các triệu chứng tăng trưởng quá mức bắt đầu xuất hiện đã được tìm thấy là khoảng 13 tuổi.
Triệu chứng của bệnh khổng lồ cũng còn phụ thuộc vào kích thước của khối u tuyến yên. Một số triệu chứng bao gồm như đau đầu, có vấn đề về thị giác hay thính giác, buồn nôn, hay đổ mồ hôi, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, dậy thì muộn và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Trong trường hợp bệnh kéo dài, bệnh khổng lồ nếu không được điều trị sẽ có những tình trạng nghiêm trọng như tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim.
Bạn có thể nhận biết được bệnh bằng cách quan sát các dấu hiệu sau trong quá trình phát triển của trẻ:
- Con bạn cao lớn hơn những đứa trẻ cùng tuổi;
- Bàn tay và bàn chân rất lớn;
- Ngón tay và ngón chân dày;
- Trán và hàm nhô ra;
- Đặc điểm gương mặt thô;
- Mũi phẳng;
- Đầu, môi, lưỡi lớn.
Điều trị bệnh khổng lồ như thế nào?
Bệnh khổng lồ được điều trị bằng cách kiểm soát lượng hormone, khiến cho chúng càng gần với mức độ bình thường càng tốt. Một số phương pháp điều trị bệnh khổng lồ bao gồm:
Thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để kiểm soát lượng hormone tăng trưởng. Những loại thuốc này có thể kích thích các hormone khác trong cơ thể và giảm bớt việc sản xuất hormone tăng trưởng.
Phẫu thuật: Nếu bệnh khổng lồ gây ra do khối u, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u đó;
Liệu pháp phóng xạ: Quá trình này sẽ từ từ làm giảm kích thước khối u bằng cách sử dụng tia phóng xạ mà không làm tổn hại đến các tế bào khác.