Hoạ sỹ Vũ Đình Tuấn không đi ra ngoài mô típ quen thuộc anh sử dụng như những khuôn mặt; những chiếc đèn dầu; những lưới; mây; hoa; nhưng đã đem đến cho người xem nguồn cảm xúc sâu lắng hơn; như khoảng nghỉ của tâm hồn. Ở đó các hình ảnh sự vật dù đặt trong bố cục khác nhau; nhưng luôn mang tính đa nghĩa và có sự liên kết khó tách rời.
Sự lặp lại các khuôn mặt; theo Tuấn, đó vẫn chỉ là một khuôn mặt đời sống ở nhiều trạng thái khác nhau. Sự xuất hiện của đèn dầu; như một mỹ cảm của anh chứa đựng đời sống tinh thần trong đó: có ánh sáng; bóng tối… Và những mắt lưới của sự giăng mắc; neo giữ gợi ra dòng sông; mạng nhện; tơ lòng trên một vùng không gian có mây và hoa.Đây không phải là sự phi lý mà là ở “một tầng khác của không gian”; một “cảnh giới khác” nhìn về không gian ta đang sống.
Trái với quan niệm học thuật thông thường của nhiều người về tranh lụa ở Việt Nam; là: cần phải phác thảo rất chi tiết trước khi vẽ trên lụa; vì nếu vẽ sai là bỏ cả tấm lụa. Hoặc vẽ lụa thì phải loang mờ; mềm mại; vẽ nhuộm nhiều lớp (vẽ lụa chín) để tạo màu thắm; đạt được độ sâu; lan toả trong bức tranh.
Vũ Đình Tuấn cho rằng; những điều này sẽ giới hạn tự do cho người sáng tạo. Đây chỉ là quan niệm về tranh lụa; ở Việt Nam; từ sau Nguyễn Phan Chánh – hoạ sỹ chuyên vẽ tranh lụa thời kỳ Mỹ thuật Đông Dương.
“Thực chất mình phải hiểu nhuộm lụa chỉ là một trong những kỹ thuật vẽ lụa.Vẽ lụa chỉ có một yêu cầu là phải trong; không được phép đục và cặn.Các kỹ thuật khác đều có thể sử dụng; miễn là nó phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ và tạo hình của mình”; hoạ sĩ cho biết.
Với lối vẽ rất ke (cứng) rành mạch về đường nét nhưng vẫn mềm mại; tinh tế trong chuyển đổi màu sắc; Vũ Đình Tuấn đã chứng minh một cách thuyết phục về quan điểm vẽ lụa hiện đại thông qua tác phẩm của mình. Sự điêu luyện của kỹ thuật luôn cần một sự tinh tế của cảm xúc kết nối; để người xem đứng trước mỗi bức tranh như đứng trước khoảnh khắc và thấy sự cân bằng trong mỗi khoảnh khắc ấy.
Hoạ sĩ Vũ Đình Tuấn sinh năm 1973, hiện là giảng viên trường đại học Mỹ thuật Việt Nam. Anh là một trong số ít những hoạ sỹ tạo đã tạo được diện mạo mới cho tranh lụa Việt Nam trong khoảng một thập kỷ gần đây, tiếp nối thế hệ hoạ sĩ vẽ tranh lụa tiêu biểu của Việt Nam như: Nguyễn Phan Chánh, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Lê Thị Lựu (Mỹ thuật Đông Dương); hay Mai Long, Trần Đông Lương (Mỹ thuật khoá Kháng chiến)…
Triển lãm Mùa ở lại diễn ra tại Hanoi Studio Gallery, 13 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Harper’s Bazaar Việt Nam